Nếu dạo một vòng Google, bạn dễ dàng tìm thấy rất nhiều đơn vị phân phối thiết bị thẩm mỹ với chi phí cũng hết sức đa dạng. Vài triệu cũng có, mà cả trăm triệu thậm chí hàng tỉ cũng có. Đến đây, chắc hẳn nhiều người sẽ tự hỏi: Tại sao lại có sự chênh lệch lớn như vậy?
Đa số mọi người sẽ nghĩ rằng “Tiền nào của nấy”. Nhưng “của nấy” là “của” như thế nào, thì không phải ai cũng biết. Vậy nên trong bài viết này, tôi sẽ tập trung lý giải câu hỏi lớn trên đầu bài.
Mục lục
Nguồn gốc xuất xứ và thương hiệu.
Dựa vào nguồn gốc xuất xứ, thiết bị thẩm mỹ tại Việt Nam được chia làm 3 phân khúc.
- Phân khúc cao cấp: Mỹ và Châu Âu.
- Phân khúc trung cấp: Hàn Quốc
- Phân khúc thứ cấp: Trung Quốc
Mỹ và châu Âu là thị trường tiên phong của thế giới về thiết bị thẩm mỹ, các đơn vị này thường có các bộ phần R&D rất mạnh, luôn nghiên cứu, ứng dụng và sản xuất các công nghệ mới.
Hàn Quốc và Trung Quốc thì phát triển sau, áp dụng những khoa học kỹ thuật của Mỹ, châu Âu để sản xuất thiết bị phù hợp ở quốc gia mình và chủ yếu thương mại ở các thị trường Châu Á.
Thiết bị thẩm mỹ của phân khúc cao cấp đều được cung cấp rõ ràng và đầy đủ về nguồn gốc xuất xứ, kiểm định chất lượng thông qua các chứng nhận quốc tế.
Thương hiệu là 1 chỉ tiêu quan trọng đánh giá của thiết bị, những thiết bị của Mỹ và Châu Âu có thương hiệu tốt và uy tín nhất. Tiếp theo là Hàn Quốc, cuối cùng là Trung Quốc.
Khách hàng cũng thường dựa theo xuất xứ và thương hiệu của thiết bị thẩm mỹ để đánh giá một cơ sở thẩm mỹ, vì vậy chúng ta sẽ thường thấy các cơ sở đầu tư thiết bị thẩm mỹ có thương hiệu hay xuất xứ Âu Mỹ sẽ chia sẽ các thông tin rõ ràng và thường xuyên để chứng mình chất lượng điều trị, ngược lại thì các cơ sở sử dụng thiết bị kém chất lượng hơn sẽ nói chung chung và không chứng minh rõ như vậy ( ở đây chúng tôi không nói đến các thiết bị fake từ các thương hiệu lớn ).
Và đương nhiên những thương hiệu thiết bị thẩm mỹ lớn sẽ có những cách hỗ trợ cho khách hàng về các chiến lược tiếp thị hay điều trị chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.
Chất lượng của thiết bị thẩm mỹ
Từ nguồn gốc xuất xứ và thương hiệu, ta có thể đánh giá được 1 phần chất lượng của thiết bị. Để đánh giá chất lượng sản phẩm, chúng ta có thể dựa vào thông số ký thuật ( năng lượng, công suất, các tính năng, tần số….). Tất nhiên chất lượng thiết bị không phụ thuộc hoàn toàn vào xuất xứ và thương hiệu, nhưng 2 yếu tố này sẽ là tỉ trọng lớn và quan trọng nhất cho hầu hết các thiết bị hiện nay.
Thị trường Mỹ và Châu Âu là những thị trường khó tính, đòi hỏi chất lượng của thiết bị rất khắt khe. Cho nên những thiết bị xuất xứ từ Châu Âu và Mỹ sẽ có chất lượng tốt, đạt những tiêu chuẩn của Mỹ (FDA) và Châu Âu (CE), được cả thế giới công nhận.
Thị trường Hàn Quốc thì ít khó tính hơn so với Mỹ và Châu Âu, những thiết bị này thường sẽ có chứng nhận của Hàn Quốc ( KFDA) – một tiêu chuẩn giành riêng cho Hàn Quốc.
Thị trường Trung Quốc có thể nói là khó xác định nhất, vì chạy theo xu hướng của những thị trường cao cấp hơn. Vì chạy theo giá trị kinh tế, nên chất lượng của thiết bị vẫn chưa tạo được sự tin tưởng. Số ít thiết bị của Trung Quốc đạt được những chứng nhận chất lượng theo nhiều cách khác nhau chẳng hạn như việc xin FDA một chỉ định đơn giản nhất cho thiết bị ( chiếm 10% tổng chỉ định ) thường là xóa xăm cho laser QS và sau đó quảng cáo là được FDA cho tất cả các chức năng của máy.
Hiệu quả điều trị.
Chất lượng của thiết bị là yếu tố quan trọng của chất lượng việc điều trị.
Thiết bị của Mỹ và Châu Âu được các chuyên gia y học, Bác sĩ hàng đầu thế giới kiểm nghiệm hiệu quả điều trị. Có đầy đủ các chứng minh, nghiên cứu lâm sàng. Điều này vô cùng khắc khe, nên khi đưa ra một thiết bị thì sẽ mất rất nhiều thời gian. Vì vậy, những thiết bị này đã tạo được niềm tin với thế giới, đáp ứng hiệu quả rất tốt.

Thiết bị ở phân khúc trung cấp thường ít được nghiên cứu và chứng minh lâm sàng hơn so với Mỹ và Châu Âu. Hiệu quả điều trị được đánh giá ổn và tương đối đáp ứng được yêu cầu.
Thiết bị ở phân khúc thứ cấp gần như không được nghiên cứu và chứng minh lâm sàng về hiệu quả điều trị. Không nhiều thiết bị ở phân khúc này đáp ứng được điều kiện để điều trị chuyên sâu. Hiệu quả điều trị kém khá xa so với những phân khúc cao hơn.
Tổng kết
Qua những phân tích trên đây, chắc hẳn mọi người sẽ hiểu được rõ hơn về giá trị của những thiết bị thẩm mỹ trên thị trường.
Các thiết bị thẩm mỹ phân khúc Trung Quốc hay Korea có giá cả phải chăng, không có phức tạp nhiều tính năng. Chất lượng và độ an toàn ở mức vừa đủ, độ bền kém. Tuy vậy, phân khúc này lại không tối ưu giao diện người dùng, nhu cầu tích hợp công cụ điều trị và các nhu cầu khác trong tương lai.
Các thiết bị thẩm mỹ phân khúc Âu Mỹ khá tốn kém chi phí và cần trình độ cao hơn để sử dụng. Nhưng, trước – trong – sau khi đầu tư thiết bị, bạn đều nhận được những tư vấn chuyên sâu và một dịch vụ hậu mãi tuyệt vời. Trong quá trình sử dụng thiết bị, bạn cũng sẽ nhận được các giá trị vô hình mà thiêt bị mang lại như: sự tin tưởng của khách hàng, các sự hợp tác khác trong tương lai …
Ngoài ra còn nhiều yếu tố liên quan đến giá trị của thiết bị ( Công ty phân phối, chế độ hỗ trợ của công ty, bảo hành bảo trì….).
Nếu bạn muốn chúng tôi tư vấn chi tiết hơn nữa !
Vui lòng tham khảo tại : https://theaic.vn/tu-van-thiet-bi-tham-my/