Mục lục
Khái niệm Telemedicine
Sự xuất hiện của Covid-19 đồng nghĩa với việc các hệ thống y tế trên toàn thế giới phải thích ứng nhanh chóng. Nhưng đại dịch có một tác động đặc biệt đến cách bệnh nhân nhận được sự chăm sóc từ bác sĩ của họ.
Công nghệ hiện đại ngày nay giúp cho chúng ta có thể được khám bệnh bởi Bác sĩ mà không cần họ phải đến phòng khám hay bệnh viện. Điều này được gọi là Telemedicine hay telehealth.
Telemedicine là một từ ghép bắt nguồn từ “tele” trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “từ xa” và “medicine” nghĩa là “điều trị”.
Năm 1970, lần đầu tiên khái niệm Telemedicine được dùng nhằm mô tả cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho các bệnh nhân từ xa thông qua việc sử dụng công nghệ thông tin. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở đây có thể bao gồm cả chẩn đoán và điều trị, cung cấp thuốc men, tư vấn, dự phòng và phục hồi, bảo hiểm y tế, giảng dạy, nghiên cứu…
Trong nhiều năm, các nhà phân tích đã nêu bật những lợi ích tiềm năng của việc sử dụng telemedicine để kiểm soát các tình trạng sức khỏe mãn tính, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, hen suyễn và bệnh tim.
Trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19 kéo dài, thì telemedicine càng ngày trở thành xu hướng và phát triển mạnh mẽ.
Lợi ích của mô hình Telemedicine
Theo các chuyên gia, giữa bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp trong nước, việc nhân rộng mô hình khám chữa bệnh từ xa là cần thiết. Theo đó, không chỉ người dùng hưởng lợi, mô hình này còn có ý nghĩa quan trọng với các bác sĩ, những nhà cung cấp dịch vụ nói riêng và ngành y tế nói chung.
Một trong những ưu điểm lớn của hình thức khám chữa bệnh từ xa là tiết giảm chi phí cho người khám, bao gồm cả phí khám lẫn các yếu tố liên quan như thời gian, đi lại…. Cụ thể, nếu theo cách thức truyền thống, một người muốn khám bệnh sẽ phải di chuyển từ nơi ở đến địa điểm thăm khám, nộp tiền khám, lấy số và chờ đợi theo lượt. Quy trình này thường tốn khá nhiều thời gian. Trong khi đó, với mô hình khám chữa bệnh từ xa, người dùng chỉ cần ngồi ở nhà, trao đổi trực tiếp với bác sĩ thông qua thiết bị thông minh có kết nối Internet.
Bước chuyển đổi trong tư duy khám chữa bệnh
Giữ cho bản thân khỏe mạnh mỗi ngày đã và đang là xu thế trên thế giới trong những năm gần đây, và sự xuất hiện của đại dịch COVID-19 đã phần nào đẩy nhanh xu hướng này.
Công nghệ AI, những cải tiến về Wi-Fi, 5G góp phần mở đường cho Telemedicine, giải pháp chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh online. Theo báo cáo Frost & Sullivan, nhu cầu Telemedicine tăng 64,3% trong năm 2020 và dự kiến sẽ tiếp tục tăng mạnh trong năm 2021.
Các dịch vụ khám chữa bệnh từ xa là “cánh cửa Doraemon” cho những người dân vùng xa được tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế chất lượng với chi phí hợp lý. Không chỉ tiết kiệm hơn so với tổng chi phí khám trực tiếp tại bệnh viện, mà còn giảm thiểu thời gian di chuyển và chờ đợi.
COVID-19 và giãn cách xã hội khiến lượng người dùng quan tâm tới Telemedicine tăng đột biến. Khám từ xa giúp hạn chế nguy cơ lây nhiễm do tiếp xúc trực tiếp, do người bệnh phải đến bệnh viện, hoặc phải di chuyển bằng xe khách từ các tỉnh đến TPHCM chữa bệnh.
Theo khảo sát của Wellcare năm 2020, trong số những người đánh giá dịch vụ thì có tới 97.7% là đánh giá tích cực 4-5 sao (trên tổng 5 sao) và cho biết sẽ tiếp tục sử dụng khi có nhu cầu.
Thị trường Telemedicine Việt Nam
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Công ty tư vấn chiến lược và nghiên cứu thị trường BlueWeave Consulting, cho thấy, thị trường y tế từ xa toàn cầu trị giá 51 tỷ USD vào năm 2020 và dự kiến sẽ đạt 152,3 tỷ USD vào năm 2027, với tốc độ tăng trưởng hàng năm kép (CAGR) là 16,1% trong giai đoạn 2021- 2027.
Thị trường Telemedicine ở Việt Nam được đánh giá là tiềm năng chưa được khai thác tương xứng. Tổng cầu thị trường được đánh giá ở mức 57,8 triệu phiên khám từ xa hàng năm với quy mô tương đương 520 triệu USD (2020), theo ước tính của Wellcare.
Trên thực tế, giải pháp tư vấn, chẩn đoán khám chữa bệnh từ xa đã được ngành y tế triển khai từ 15 năm trước bắt đầu với Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức – 1 trong những bệnh viện hạng đặc biệt ở Việt Nam, nhưng chưa được đẩy mạnh.
Đến năm 2015, Wellcare chính thức ra mắt kênh khám từ xa. Hiện, đây vẫn được coi là một trong những kênh Telemedicine nổi bật, với đội ngũ bác sĩ được tuyển chọn và quy trình dịch vụ khám chữa bệnh hoàn chỉnh.
Sự bùng phát của đại dịch COVID-19 đã buộc ngành y tế phải chọn một giải pháp hiệu quả nhất cho chẩn đoán, tư vấn khám chữa bệnh từ xa để có thể phục vụ người dân tốt nhất trong bối cảnh giãn cách toàn dân.
Hiện Đề án KCB từ xa giai đoạn 2020 – 2025 của Bộ Y tế đã thu hút hơn 1.000 cơ sở y tế trên cả nước tham gia và bước đầu thực hiện kết nối với các bệnh viện tuyến Trung ương như: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện K…
Theo ước tính, khi triển khai Hệ thống khám, chữa bệnh từ xa, xã hội và ngành y tế có thể tiết kiệm được hàng chục ngàn tỉ đồng mỗi năm.
Telemedicine ngành da liễu – thẩm mỹ
Không nằm ngoài xu hướng telemedicine ngành y tế, các Bác sĩ da liễu thẩm mỹ đã và đang dần triển khai Telemedicine vào các công việc khám chữa bệnh của mình trong thời điểm dịch bệnh hiện tại.
Các bạn có thể tự mình triển khai Telemedicine hoặc tham gia vào một nền tảng khám bệnh từ xa sẵn có trên thị trường.
Một vài ứng dụng có thể kể đến :
Ứng dụng Edoctor
Ứng dụng YouMed
Ứng dụng SUNS MED
Ứng dụng Bookingcare
Ứng dụng Wellcare
Hy vọng với những thông tin trên, sẽ giúp các Bác sĩ có thể phần nào suy nghĩ và ứng dụng xu hướng này vào công việc hằng ngày của mình.