Một trong những điều làm phụ nữ lo ngại chính là những vết thâm nám da, tàn nhang trên da. Hãy cùng tìm hiểu về 4 giai đoạn hình thành nám để ngăn chặn và điều trị nám hiệu quả hơn.

Mục lục
Nguyên nhân hình thành nám
1. Ánh nắng mặt trời
Tia UVA, UVB trong ánh nắng mặt trời là nguyên nhân khiến nám da xuất hiện. Trong đó tia UVA là kẻ gây hại thầm nặng, có thể khiến chúng ta bị nám da ngay khi ở trong nhà mà không hề hay biết. Tia cực tím (UV) từ mặt trời kích thích các tế bào melanocytes. Melanocytes là nơi sản xuất ra melanin, là các hạt sắt tố của da. Lượng melanin ở da tùy thuộc vào hai yếu tố: di truyền và ảnh hưởng của mặt trời. Yếu tố di truyền là yếu tố không thể thay đổi được vì lúc sinh ra, màu da đã được hình thành rồi. Tuy nhiên, da của chúng ta bị sạm đi sau khi đi nắng vì tia tử ngoại kích thích melanocyte sản xuất ra melanin để bảo vệ da. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ của mình, các hạt melanin nhỏ này sẽ rút về và da sẽ trở lại trạng thái ban đầu sau một thời gian ngắn. Trong thực tế, chỉ cần một lượng nhỏ tia UV cũng đủ khiến nám trở lại cho dù đã mờ đi trước đó. Đây cũng chính là lý do vì sao nám thường xuất hiện nhiều hơn vào mùa hè, và nhiều người có nám bị tái nám trở lại.
2. Thay đổi hormone
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng yếu tố nội tiết mà đặc biệt là estrogen có liên quan trực tiếp đến sự xuất hiện của nám. Hooc môn và sự thay đổi nồng độ của chúng có thể tác động đáng kể lên da như dễ gây ra mụn trứng cá, tăng sự sản sinh hắc tố trong quá trình mang thái dẫn đến tình trạng nám da. Phụ nữ mang thai thường có nám. Khi nám xuất hiện tại phụ nữ mang thai, nó được gọi là mặt nạ thai kỳ. Thuốc tránh thai hoặc thuốc thay thế hormone cũng có thể gây ra nám.
3. Mỹ phẩm
Mỹ phẩm luôn là “vũ khí bí mật” của phái đẹp. Tuy nhiên nếu một loại mỹ phẩm bạn sử dụng gây nên kích ứng da, điều đó cũng khiến làn da dễ dàng bị nám và nám phát triển hơn. Nếu cứ lạm dụng, sử dụng trong thời gian dài sẽ khiến da mỏng và yếu, dễ bắt nắng, tăng lượng sắc tố melanin làm xuất hiện các đốm nám, sạm, tàn nhang. Nếu che chắn không kĩ, tia cực tím của mặt trời có thể khiến da lão hóa nhanh hơn.
4 giai đoạn hình thành nám da
Nhiều người lầm tưởng nám nghĩa là khi có các đốm nâu xuất hiện trên bề mặt của làn da. Trên thực tế, đó đã là giai đoạn cuối trong chuỗi quá trình hình thành nám.
Giai đoạn 1: Nám tiền sản
Nằm sâu trong lỗ chân lông (lớp đáy của phần thượng bì), tế bào tạo hắc tố sản sinh ra các tế bào hắc tố con. Sau đó, các tế bào tạo hắc tố con dưới ảnh hưởng của các nguyên nhân trên sẽ phát triển thành tế bào tạo hắc tố. Tuy nhiên, dưới tác động của các nguyên nhân trên, tế bào hắc tố con có thể phát triển bất thường, sản sinh dư thừa hắc tố melanin. Đây là gốc rễ của nám.

Giai đoạn 2: Nám sản sinh
Ở giai đoạn này, các tế bào hắc tố bất thường bị kích thích bởi các tác nhân bên trong và bên ngoài (di truyền, ánh nắng, tuổi tác, thay đổi nội tiết …) kích thích tế bào sinh sắc tố (Melanocyte – tồn tại ở lớp đáy, lớp biểu bì) sản sinh ồ ạt Melanin lên trên bề mặt da và hình thành những đốm nâu, sạm nám trên bề mặt.
Giai đoạn 3: Nám tiềm ẩn
Các melanin dư thừa từ giai đoạn 2 di chuyển dần từ tầng đáy thượng bì lên các lớp trên
Giai đoạn 4: Nám biểu hiện
Melanin dư thừa đi lên và nằm tại lớp sừng của làn da, các melanin này được vận chuyển lên lớp biểu bì phía trên làm hình thành các đốm, vết nám, mảng thâm, mắt thường có thể nhìn thấy. Do đó, có thể nói, khi những vết nám đã nổi rõ trên da thì đó cũng chính là “giai đoạn cuối” của quá trình hình thành nên nám ở sâu dưới da.
Giải pháp nào điều trị nám da?
Điều trị nám bằng Laser
Bạn hoàn toàn có thể điều trị nám, giảm tác động của thâm nám trên da nhờ vào các phương pháp khoa học để ngăn ngừa nám mới xuất hiện và đủ an toàn để giữ cho làn da luôn khỏe mạnh, hoặc chí ít là không bị kích ứng. Tuy nhiên việc trị nám phải đòi hỏi sự kiên nhẫn. Trong khi chu kì thay đổi một lớp biểu bì ở bề mặt da là 14 ngày ở em bé thì ở người lớn có thể mất đến 37 ngày ở người 50 tuổi.
Điều trị nám da ở thời buổi ngày nay không còn gặp khó khăn nhiều như trước. Bạn có thể lựa chọn cho mình các phương pháp trị nám da khác nhau. Điều trị nám da, đặc biệt là nám máu, nám chân sâu, nám lâu năm thì những phương pháp thông thường như sử dụng nguyên liệu thiên nhiên hay các loại mỹ phẩm, thuốc uống… chỉ được một thời gian ngắn, không thể trị tận gốc và duy trì lâu dài. Vì vậy, công nghệ laser đã ra đời và trở thành công cụ điều trị nám hữu hiệu.
Pico Laser điều trị nám là phương pháp phổ biến hiện nay. Liệu pháp điều trị sử dụng tia laser với bước sóng phù hợp để tác động vào da ở mức độ khác nhau. Picoseconds Laser là một công nghệ đi cùng thiết bị sử dụng thời lượng xung cực ngắn hay bước sóng hàng ngàn tỷ giây (picosecond) nhắm mục tiêu sắc tố nội sinh (nám, tàn nhang, đốm nâu, vết tăng sắc tố) và các hạt mực ngoại sinh (hình xăm) và còn gọi là laser xung siêu cực ngắn.
Laser với xung cực ngắn picosecond (1064nm và 532nm) khi tác động vào sắc tố sẽ tạo ra tác động quang cơ mạnh mẽ, (thay vì quang nhiệt), tạo hiệu ứng sóng nén để phân hủy sắc tố thành những mảnh nhỏ, từ đó cơ thể mau hấp thụ và đào thải ra ngoài, làm giảm nhanh sắc tố, đồng thời giảm tổn thương cho các mô lân cận.

Một số lưu ý khi điều trị nám
- Trước và sau khi điều trị nám bằng laser, bạn cần chú ý chống nắng thật kỹ càng. Đây là điều thật sự quan trọng để làn da không bị tổn thương bởi tác động của tia UV có trong ánh nắng mặt trời. Bởi sau khi điều trị laser, làn da vô cùng mỏng manh và rất cần được bảo vệ khỏi tác hại của ánh nắng. Nếu không, làn da sẽ bị tổn thương và tình trạng thâm nám có thể càng tồi tệ hơn trước.
- Chú ý dưỡng ẩm để làn da khỏe mạnh và tránh xông hơi, hạn chế sử dụng các loại thuốc có nguy cơ gây kích ứng…
- Đừng quên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để cơ thể vận hành tốt trong việc đào thải các độc tố.



